Các chủ đề

Bài viết xem nhiều nhất

Được tạo bởi Blogger.

Tổng số lượt xem trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHỀ NGHIỆP. Hiển thị tất cả bài đăng

Những Kỹ Năng Sinh Viên Cần Có:

Sau khi tốt nghiệp, chắc chắn bạn sẽ dấn thân vào thị trường lao động ngay khi có thể. Và để sớm thành công, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những khả năng của bạn.

Những kỹ năng sinh viên cần có:



Kỹ năng truyền đạt thông tin: Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu. Theo ông Ruth Prochnow, nhà tư vấn về nghề nghiệp của trường đại học Denver Career Centrer nói rằng: “Tôi nghĩ kỹ năng này cũng quan trọng như kỹ năng phát âm tốt và chuẩn vậy”.

Kỹ năng về máy móc công nghệ: Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản. Bà Norm Meshriy, nhà tư vấn kiêm giám đốc của công ty Career Insights nói rằng: “Tiến bộ công nghệ được áp dụng vào công việc nhằm làm cho hiệu quả công việc cao hơn và giảm áp lực làm việc cho con người vì vậy để tận dụng được lợi thế đó các bạn phải biết sử dụng chúng”.

Khả năng lãnh đạo: Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty.

Khả năng làm việc nhóm: Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ.

Bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm với những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa. Bà Meshriy cũng cho biết: “Hãy thử làm hầu hết mọi công việc bạn có khả năng trong cuộc sống, khi làm việc cùng những người khác bạn sẽ học được điều bạn cần”.

Khả năng làm việc độc lập: Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển. Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết.

Khả năng thích nghi nhanh: Có thể bạn biết cách để viết các biên bảo và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc. Các đồng nghiệp cũng như sếp đến rồi đi. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn.

Cách “nuôi dưỡng” các kỹ năng đó:

Thách thức chủ yếu cho những sinh viên mới ra trường đó là ít kinh nghiệm làm việc, điều này gây khó khăn cho họ khi muốn thể hiện với nhà tuyển dụng thấy tất cả các kỹ năng mà họ có.

Một công việc bán thời gian hay thực tập khi còn đi học là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Thậm chí kinh nghiệm đi làm tình nguyện tại địa phương hay tham gia đội tuyển bóng đá trường cũng giúp bạn thể hiện được khả năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

Bà Meshriy gợi ý rằng để thể hiện kỹ năng của bản thân hãy gắn chúng vào từng câu chuyện. Mỗi câu chuyện như một ví dụ về những kết quả bạn đã làm được, nói về cách bạn đã áp dụng khả năng đó để giải quyết vấn đề. Nếu khi nhà tuyển dụng hỏi bạn làm sao để hòa đồng với mọi người trong công việc thì hãy kể về chương trình làm việc bất kỳ mà bạn đã tham gia. Một đề tài nghiên cứu nhóm bạn từng làm khi còn học trong trường cũng là một ví dụ ấn tượng.

Điểm mấu chốt là bạn phải đưa ra nhiều câu chuyện khác nhau, không nên kể đi kể lại một câu chuyện trong buổi phỏng vấn.

Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn.

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.



Trang phục nghiêm túc.
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có là người yêu thích sự thoải mái và tiện lợi thì cũng đừng nên diện quần jeans và áo pull để tham dự một buổi phỏng vấn xin việc. Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu không lưu tâm đến vấn đề trang phục, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa và dễ dãi. Và không một công ty nào lại muốn thu nhận một nhân viên tương lai xuề xòa và dễ dãi như vậy cả.

Ngôn ngữ cơ thể.
Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần... để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Thái độ tự tin và thẳng thắn.
Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Để làm được điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Mặc dù chúng ta luôn xem trọng cuộc phỏng vấn, nhưng cũng nên xem đây như là một công việc mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.

Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”.
Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.

Sức mạnh của nụ cười
Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành và thân thiện. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng nụ cười đúng lúc. Chẳng hạn như khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một chuyến công tác nào đó, tình huống ấy khiến bạn có thêm kinh nghiệm làm việc như thế nào… Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn mang đến một bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ.
Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói xấu” sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng, hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời khỏi công ty của họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự. Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy nói về sự không phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự mong mỏi được dấn thân vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới.

Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động.

Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao.


Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty. Chẳng hạn như: “loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất cho công việc này?”, hay “tôi đã từng sử dụng qua một phần mềm rất phù hợp với công việc ở đây, không biết công ty mình đã thử qua phương thức đó chưa?”……

Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.

Những Yếu Tố Giúp Bạn Xác Định Được Nghề Nghiệp Phù Hợp

Kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn ngày càng trở nên quan trọng để hoàn thiện bản thân và phát triển nghề nghiệp. Hãy khám phá những khóa học online 100%, chi phí thấp, học được bất cứ lúc nào.
Bạn đang chuẩn bị bước chân qua ngưỡng cửa của cuộc sống, và bạn đã chuẩn bị gì, bạn đã xác định mình sẽ làm gì, mục tiêu tương lai của bạn là gì? Bạn có thấy bỡ ngỡ và cảm giác mình không biết mình sẽ phải làm như thế nào? Bạn hãy học cách định hướng cho tương lai của mình để chọn cho mình được một nghề nghiệp thích hợp với mong muốn, sở thích của bản thân. Bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau để có hướng đi đúng nhất.


Sở thích và sở trường của bạn
Bạn hãy làm một bảng liệt kê những khả năng và những kỹ năng mà bạn thành thạo nhất. Nghĩ về nét tiêu biểu trong cá tính của bạn, như sự trung thực, lòng nhiệt tình, những kỹ năng mà bạn sở hữu và có ích trong nhiều loại công việc, như kỹ năng ăn nói lưu loát, viết nhanh rõ ràng, khả năng tiếp thu nhanh….và những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đã học được ở trường, các trung tập, hoặc qua luyện tập, Nếu thiếu các kỹ năng này bạn nên bổ sung cho mình ngay nhé.
Viết ra những thứ mà bạn ưu thích nhất. Bạn thích dùng máy tính? Bạn có khả năng và thích sửa chữa máy móc? Bạn thích đi đây đó, gặp gỡ nhiều người không muốn gò bó một chỗ. Hãy cân nhắc tất cả những thứ mà bạn thích.Trước khi quyết định bất cứ công việc nào, hãy tự hỏi bạn thực sự đam mê gì trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng bởi vì sở thích và niềm tin sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn trong công việc.
Mỗi người đều có điểm mạnh điểm yếu, hãy nắm rõ và phát huy cho những điểm mạnh và chọn những công việc mà bạn có điểm mạnh nó sẽ đem lại xác suất thành công cao hơn. Hãy luôn đặt ra mục tiêu để mình có sự cố gắng nỗ lực vươn tới mục tiêu đó, nhưng đừng quá nghiêm khắc hoặc hành hạ bản thân mình khi thất bại mặc dù bạn đã cố hết sức. Hãy định hướng cho phù hợp với mình ngay từ đầu chứ đừng để khi sai lầm lại từ bỏ hoặc cố gắng gượng ép mình.

Điều gì tạo động lực cho bạn, và với bạn điều gì quan trọng nhất?

Nhu cầu trong cuộc sống hiện tại và sau này của bạn là gì? Hãy suy nghĩ và đánh giá về khả năng hoàn thành công việc hiện tại trước khi quyết định chọn hướng đi nào.Bạn có hay thích giúp đỡ người khác? Bạn thích làm những công việc về mảng xã hội? Hoặc bạn thích những công việc về viết lách, văn chương, biên tập? Bạn muốn làm công việc liên quan đến sáng tạo, và có sự thú vị? Những yếu tố nào bạn coi trọng nhất: tiền lương cao hay thấp, tính độc lập trong công việc, sự thừa nhận của những người xung quanh? Hãy nghĩ về những điều mà bạn thực sự muốn có ở công việc của mình. Bởi chỉ có bạn mới hiểu rõ giá trị của những tham vọng đó quan trọng với mình như thế nào, và bằng mọi nỗ lực bạn sẽ quyết tâm đạt tới nó cuối cùng.

Số tiền mà bạn mong muốn kiếm được.

Bạn hãy cân nhắc thật kỹ vấn đề thu nhập mà bạn dự định kiếm được trong công việc, chỉ có vậy bạn mới có thể đưa ra một quyết định sáng suốt khi chọn cho mình một công việc. Nếu bạn tìm được một công việc thỏa mãn tất cả những yếu tố khác, thì bạn sẽ chấp nhận mực tiền lương thấp nhất là bao nhiêu? Bạn phải suy nghĩ cân nhắc và xác định kỹ điều này nhé, nó rất quan trọng đấy!

Trách nhiệm của bạn.

Quyết định xem với công việc mà bạn mong muốn, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức nào?Tiền lương cao, vị trí càng cao thì đồng nghĩa với việc trách nhiệm càng cao. Bạn phải xác định rõ bản thân mình có phải là người có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc, và chịu được sức ép mà trách nhiệm đối với công việc tạo ra hay không? Bạn có giỏi giám sát người khác hay chịu trách nhiệm trước kết quả làm việc của người khác hay không?
Nhiều khi bạn cảm thấy mình có khả năng nhưng khi vào cuộc bạn lại không thể bình tĩnh hay có thể lãnh được trách nhiệm mà áp công việc gây ra, lúc này bạn đã đi một bước sai lầm trong việc chọn nghề cho mình, bạn sẽ phải tốn thời gian công sức để xác định và thay đổi công việc.

Lựa chọn địa điểm làm việc.

Bạn đừng xem nhẹ điều này nhé, nó vô cùng quan trọng nếu như bạn đang sống với gia đình. Bạn có chấp nhận xa ra đình mình để đến một tỉnh khác nơi bạn đang ở trước đó để đánh đổi một công viêc tốt? Nhiều bạn sau khi quyết định nhưng lại thấy hối hận và lại quay trở lại điểm xuất phát vì cảm thấy mình không thể xa gia đình. Nếu không bạn phải thật mạnh mẽ và quyết tâm vì sự phát triển của bản thân cũng như để cho bản thân mình học được sự độc lập trong cuộc sống này.

Bạn có sẵn sàng đi công tác xa nhà một thời gian vì tính chất công việc hay không? Hay bạn muốn công việc có tính chất ổn định, cơ quan gần nhà, tiện đường đi? Cứ mỗi một tiêu chí bạn đặt ra, thì nó lại thu hẹp sự lựa chọn của bạn, nhưng đồng nghĩa với việc nếu bạn tìm được một công việc thì nó sẽ thích hợp với bạn hơn là bạn chọn đại.
 Xác định năng lực học tập của bạn.


Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:
- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.
- Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.
- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.
Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Nghề Nghiệp


Tiểu thể loại

Thể loại này gồm 13 thể loại con sau, trên tổng số 13 thể loại con.

 

B

L

N

N tiếp

S

T

- Copyright © Cẩm Nang Cuộc Sống. - Skyblue - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -